Biến tần SHIHLIN SA3 điều khiển cẩu trục

Cập nhật: 2021-10-27 15:21:57
Lượt xem: 127

Một số lợi ích thiết thực khi lắp biến tần cho cầu trục:

Lợi ích về mặt vận hành hệ thống

Biến tần với tác dụng như một khởi động mềm, khi motor khởi động, dòng điện khởi động của motor giảm xuống và bằng dòng điện làm việc định mức, nên ít ảnh hưởng đến các thiết bị xung quanh.

– Chất lượng mạng điện ổn định

– Giảm tổn hao nhiệt trên dây dẫn

– Khắc phục hiện tượng sụt áp trên lưới điện.

– Quá trình khởi động và dừng tải êm, tiếng ồn giảm, tăng tuổi thọ của motor

– Tăng tuổi thọ các mối hàn trên dầm cẩu và các phụ kiện cơ khí như bánh răng, bạc đạn…

– An toàn hơn cho công nhân vận hành cẩu khi dầm cẩu không còn bị rung nữa.

–  Biến tần sẽ báo lỗi và ngắt nguồn 2 motor khi một trong hai motor bị sự cố. Tăng tính an toàn hơn cho hệ thống.

– Điều khiển cơ cấu nâng hạ đa cấp tốc độ: ứng dụng trong công nghiệp xi mạ…

Lợi ích về mặt kinh tế:  Năng lượng điện được tiết kiệm, Giảm chi phí bảo trì bảo dưỡng

Ngày nay trong lĩnh vực bê tông có nhiều công ty hoạt động đã và đang sử dụng rất nhiều hệ thống cầu trục và cổng trục dùng để di chuyển các cấu kiện nặng như bê tông tấm, trụ điện, khuôn, cọc nhồi,…nhưng giải pháp lắp biến tần cho hệ thống điều khiển hầu như chưa được quan tâm.

Đối với việc điều khiển hệ thống dầm cẩu gồm 2 phần chính: phần điều khiển nâng hạ và điều khiển di chuyển dầm cẩu.

Được thực hiện bởi 2 motor kéo giúp cho việc di chuyển dầm cẩu và hệ thống bánh lái đặt dưới chân dầm cẩu. Với công suất 2 motor này thì tùy thuộc vào khối lượng của dầm cẩu mà hai motor này sẽ sử dụng nguồn điện chung. Sử dụng run/stop đồng thời thông qua hệ thống nút bấm trên remote để giúp điều khiển dầm cầu cớ động và an toàn hơn.

Lắp biến tần cho các máy cầu trục là giải pháp tối ưu cho thiết bị và tiết kiệm điện năng.

Nhược điểm và tác hại nếu không sử dụng biến tần: Khi 2 motor được cấp nguồn trực tiếp từ lưới điện 3 pha/380VAC và đồng thời sẽ dẫn đến những việc sau:

– Sẽ gây nguy hiểm cho công nhân vận hành khi dầm cẩu bị vặn xoắn.

– Phần cơ khí của dầm cẩu sẽ bị giảm tuổi thọ .

– Năng lượng điện tiêu hao nhiều do dòng điện khi khởi động cao hơn dòng điện làm việc định mức.

– Ảnh hưởng đến chất lượng mạng điện toàn hệ thống khi mà khởi động gây sụt áp lưới. 

– Dầm cẩu sẽ bị rung lắc khi motor dừng và khởi động, điều này làm giảm tuổi thọ của hệ thống bánh răng và bạc đạn.

– Ngoài ra, tính đến chi phí bảo dưỡng dầm cẩu thì cũng rất cao.

Nếu bạn muốn có giải pháp lắp máy biến tần cho công ty hay xí nghiệp của mình hãy liên hệ với chúng tôi.

Giải pháp sử dụng biến tần SHIHLIN SA3 trong điều khiển cẩu trục

1.Cẩu trục là gì?

Cẩu trục là thiết bị nâng hạ dùng để nâng hạ, di chuyển hàng hóa trong nhà xưởng, nhà máy một cách an toàn, đảm bảo.

Cẩu trục có sức nâng từ 1 tấn đến 500 tấn được vận hành chủ yếu bằng động cơ điện nên sử dụng nhiều trong các nhà máy sản xuất công nghiệp.

Thiết bị nâng hạ là tời điện hoặc Pa lăng được lắp trên xe con hoặc cụm di chuyển dọc theo cầu trục. Thiết bị nâng hạ chạy trên ray I, trên bản cánh dưới dầm chính, chạy trên bản cánh trên dầm chính.

Người vận hành cẩu trục điều khiển bằng tay dùng hệ thống dẫn động điện.

Các dòng biến tần SHIHLIN có thể được ứng dụng cho các loại cầu trục và các máy nâng hạ (cẩu trục) trong chuyển động lên xuống hoặc di chuyển ngang.
Có 2 loại máy nâng hạ cơ bản. Loại đầu tiên là máy nâng hạ sử dụng phanh hãm (load-brake hoist). Loại này có kết hợp với phanh (một thiết bị cơ khí tự khóa để cản trở chuyển động đi xuống của tải). Vì vậy, để tải có thể chuyển động xuống, động cơ cần phát ra momen hướng theo chiều đi xuống của tải. Trong trường hợp này, tải sẽ không thể đi xuống nhanh dần bởi nguyên trọng lực của bản thân nó.
Một loại khác của máy nâng hạ được gọi là máy nâng hạ không có phãnh hãm (non-load brake hoist). Loại máy nâng hạ này cần momen động cơ hướng lên để giữ cho tải không đi xuống do trọng lực. Hơn thế nữa, máy nâng hạ không có phanh hãm sẽ sinh ra năng lượng ngược trở lại biến tần khi tải đi xuống. Chính vì vậy, để loại bỏ năng lượng này, ta sử dụng một thiết bị điện có tên gọi là phanh động lực – dynamic brake (DB) – trên thực tế đây có thể là một điện trở được tích hợp vào trong biến tần hoặc đi kèm bên ngoài có tác dụng loại bỏ nguồn năng lượng từ tải trả về biến tần trong quá trình hoạt động. Thuật ngữ phanh động lực (DB) được nhắc đến ở đây, ta sẽ tạm gọi là điện trở xả.
Trong trường hợp chuyển động ngang, các ứng dụng cũng giống như các máy nâng hạ không có phanh hãm, trong trường hợp này chúng không cần phải kết hợp với phanh hãm cơ khí. Hơn thế nữa, khi chuyển động ngang, mặc dù trọng lực không đóng vai trò quan trọng như chuyển động nâng hạ, nhưng trên thực tế chuyển động theo trục này vẫn sẽ sinh ra năng lượng tái sinh ở một mức độ nào đó trong quá trình thiết bị giảm tốc hoặc dừng. Chính vì vậy điện trở xả cũng được sử dụng như một giải pháp để loại bỏ nguồn năng lượng này và bảo đảm an toàn cho biến tần trong quá trình hoạt động.

2. Giải pháp sử dụng Biến tần Shihlin SA3 cho tải nâng hạ trong cẩu trục

Biến tần cẩu trục

2.1 Phương pháp điều khiển :

- Điều khiển vector vòng kín, với thẻ PG và bộ mã hóa vòng quay encoder.

- Sử dụng bộ hãm BKU-040-45K với điện trở 21,6KW / 13,6Ω

- Động cơ sử dụng 37KW, nhưng đối với ứng dụng này, chúng tôi đã chọn công suất lớn hơn SA3-043-45K / 55KF.

2.2 Tính năng nâng cao của biến tần SHIHLIN SA3

-Các chế độ điều khiển: Phần mềm SVPWM, V / F, điều khiển vector không cảm biến, điều khiển vòng kín, điều khiển mô-men 

- Cài đặt đường cong điều khiển 15 V / F, được xây dựng trong thiết kế V / F riêng biệt để thích ứng với tải khác nhau.

- Khả năng chịu tải mạnh mẽ, khả năng ngăn chặn sự cố có thể được thiết lập lên đến 400%.

- Bù điện áp thấp đột ngột, thích hợp ở nguồn điện không ổn định.

- Nhiều giao thức truyền thông - Modbus / CanOpen / Ethernet / Device Net / Profibus.

- Tích hợp chức năng PLC cho quá trình lập trình.

2.3 Sơ đồ đấu dây

Biến tần Shihlin SA3 điều khiển cẩu trục

2.4 Các thông số cài đặt

Biến tần cho cổng trục

 

Các bài viết khác